Danh sách các trường đại học, cao đẳng Đức

Như đã nêu, với Đức bạn có thể chọn học:

Bằng tiếng Đức- tại tất cả các trường công lập (miễn phí) và tư thực (có trả phí); hoặc:

Bằng tiếng Anh- tại một số trường công lập và đa số là tư thực (có trả phí).

  • GISMA Business School (LG)
  • EU Business School (Old Name – European University)
  • SRH Hochschule Heidelberg GmbH
  • SRH Hochschule Nordrhein-Westfalen GmbH
  • GUS – Berlin School of Business and Innovation (LG)
  • FOM Hochschule (FOM University of Applied Sciences)
  • Mediadesign Hochschule (MDH University of Applied Sciences) (LG)
  • Munich Business School (LG)
  • NEW European College (Wittenborg University of Applied Sciences, Munich Campus)
  • IU International University of Applied Sciences (Formerly IUBH)
  • ISM International School of Management
  • Constructor University (Old Name: Jacobs University)
  • Macromedia University
  • CBS International Business School
  • Schiller Language School, Germany
  • Steinbeis University School of Management and Innovation
  • Fresenius University of Applied Sciences, Germany
  • PFH Private University of Applied Sciences, Germany
  • Rheinisches Studienkolleg, Germany
  • Rushford Business School, Switzerland and Germany
  • University Targu Mures Medical Campus Hamburg (UMCH)
  • Kühne Logistics University, Germany
  • ISL Sprachschule
  • Macromedia University of Applied Sciences
  • University of Europe for Applied Sciences
  • SRH Wilhelm Löhe Hochschule
  • SRH Berlin University of Applied Sciences
  • Dresden School of Management
  • IGC International Graduate Center
  • ISL Sprachschule
  • EBS Universität
  • Karlshochschule
  • Freshman Program at FH Aachen
  • Media University of Applied Sciences
  • ICN Business School – Under GEDU
  • FHM University
  • Berlin International College

Muốn được học ĐH, các em nhất định phải có bằng Abitur hoặc Fachabitur, tức tương đương bằng cấp 3 hoặc đại học.

Hệ thống giáo dục ĐH ở Đức được chia ra thành 2 loại hình đào tạo chính, công lập hoặc tư thục, đào tạo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức:

  • ĐH tổng hợp (Universität, Technische Universität)
  • ĐH khoa học ứng dụng (Fachhochschule FH).

Ngoài ra còn có trường học viện âm nhạc hoặc học viện mỹ thuật (Musik- oder Kunstakademie). Với bằng Abitur, các em có thể đăng ký học tại cả Uni và FH. Trong khi đó, bằng Fachabitur chỉ cho phép các em học ở FH chứ không ở Uni. Vậy Uni và FH khác nhau ở chỗ nào? Bằng của hai trường này có liên quan tới quá trình xin việc sau này hay không?

Các trường Uni và FH Đức đã bỏ hệ đại học cấp bằng cử nhân, kỹ sư gần chục năm trước đây (Diplom), chuyển sang phát triển các chương trình học theo định hướng quốc tế: Cử nhân mới (Bachelor 3 năm) và tiếp lên Thạc sĩ (Master 2 năm).

Học ở Uni thiên về lý thuyết và nghiên cứu nhiều hơn. Trong thời gian học, các em không bắt buộc phải đi nghe giảng, nên quá trình học sẽ thoải mái và tự do hơn. Ngược lại, học ở FH chủ yếu tập trung vào ứng dụng thực tiễn. Chương trình học được tổ chức và sắp xếp chặt chẽ hơn ở Uni, nên phần lớn các em bắt buộc phải đi nghe giảng. Mỗi nhóm học ở FH (mấy chục sinh viên) thường nhỏ hơn ở Uni (mấy trăm sinh viên), giúp các em có điều kiện thực tập tốt hơn. Ngoài ra, trong quá trình học ở FH, các em bắt buộc phải đi thực tập (Praktikum) ít nhất là một lần nên thời gian hoàn thành bằng cử nhân thường dài hơn học ở Uni. Ngược lại, ở đa số các trường Uni, thực tập không bắt buộc, tùy cá nhân tự quyết định. Nếu đi thực tập thì thời gian học sẽ là 3 năm cộng thêm thời gian đi thực tập, còn nếu không các em sẽ có bằng cử nhân sau 3 năm.

Bằng cử nhân và thạc sĩ của FH được xét ngang bằng với bằng của Uni. Các em nên lựa chọn học Uni hay FH dựa theo chuyên ngành mình muốn học. Các ngành về cơ khí hoặc kỹ sư thì thích hợp với FH hơn vì học ở đấy các em sẽ có nhiều cơ hội ứng dụng các kiến thức mình học hơn, sẽ được thực hành nhiều hơn. Còn các ngành về kinh tế, nhất là kinh tế đầu tư (Investment Banking) hoặc những ngành có tính chất nghiên cứu thì nên học ở Uni hơn. Các em cũng có thể học bằng cử nhân ở FH rồi chuyển sang học thạc sĩ ở Uni hoặc ngược lại.

Ngoài học theo 2 hệ thống ĐH chính kể trên, có nhiều trường ĐH liên kết với các công ty cho các em vừa học vừa làm (Duales Studium). Với hình thức đào tạo này, các em có thể đi học mấy tháng rồi đi làm mấy tháng, rồi lại học, cứ thế luân phiên. Trong thời gian học lẫn thời gian làm, các em được công ty trả lương, tùy theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. Điều kiện học theo hình thức này tương đối khó. Trước tiên các em phải tìm hiểu xem trường mình định học có hình thức đào tạo này không. Nếu có thì ở những ngành học nào và liên kết với những công ty nào. Sau đó các em phải tự mình đăng ký tham gia thi tuyển trực tiếp với công ty đó. Học như thế, các em lợi nhiều mặt, vừa được học vừa được làm, vừa có thu nhập vừa có cơ hội học xong được nhận làm luôn tại công ty. Nhưng học như vậy cũng rất vất vả, vì các em có rất ít thời gian nghỉ (Semesterferien).

Hệ thống bằng cấp tại Đức:

Cũng giống như các quốc gia khác tại Châu Âu, hệ thống bằng cấp tại Đức được chia thành 3 cấp:

  • Cử nhân (Bachelor): thời gian học từ 3- 4 năm;
  • Thạc sỹ (Master): thời gian học từ 1-2 năm;
  • Tiến sỹ (Doctor): thời gian học từ 3-5 năm.

Các chương trình cử nhân và thạc sỹ sẽ có bài thi cuối kỳ để tốt nghiệp. Đối với một số ngành như: y khoa, bác sỹ, luật và dược sỹ cũng như giáo viên, các sinh viên sẽ phải vượt qua các kỳ thi quốc gia khác được quy định trước khi tốt nghiệp.

Từ trước đến nay, du học Đức là lựa chọn hàng đầu của nhiều sinh viên quốc tế, không chỉ bởi chính sách miễn học phí ở nhiều bang, chi phí cuộc sống phải chăng, môi trường đa văn hóa, nhiều cơ hội phát triển mà còn vì chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới. So với năm 2017 chỉ có 15 đại học của Đức được Times Higher Education xếp trong top 250 trường tốt nhất thế giới, thì năm nay, con số đó là 29. Hãy cùng GCE điểm qua danh sách top các trường đại học tốt nhất tại Đức hiện nay

Sau đây là các trường đại học bạn không nên bỏ qua khi quyết định du học Đức.

  1. Đại học Ludwig Maximilian Munich (LMU Munich – hạng 34 thế giới)

LMU Munich có số lượng sinh viên lớn thứ hai trong tất cả các trường đại học ở Đức, trong đó sinh viên quốc tế chiếm khoảng 13%. Được thành lập năm 1472, LMU Munich trở thành một trong những trường đại học lâu đời nhất ở Đức. Trường có 34 người đoạt giải Nobel, gồm các nhà khoa học nổi tiếng như Otto Hahn, Max Planck và Werner Heisenberg.

LMU Munich có thế mạnh về đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực khoa học tự nhiên, đóng góp cho thế giới nhiều công trình quan trọng như: nghiên cứu hoạt động hệ miễn dịch bẩm sinh của Veit Hornung, góp phần đặc biệt vào sự phát triển các tác nhân trị liệu để điều trị những bệnh tự miễn dịch; nghiên cứu sinh học phân tử cấu trúc và sinh học bộ gen của Karl-Peter Hopfner, đóng góp vào lĩnh vực sửa chữa DNA; nghiên cứu quang học lượng tử của Immanuel F.Bloch tạo nên đột phá trong sự phát triển máy tính lượng tử,…

  1. Đại học Kỹ thuật Munich (hạng 41 thế giới)

Được thành lập vào thế kỷ 19, Đại học Kỹ thuật Munich ban đầu tập trung vào kỹ thuật nhưng trong những năm qua đã mở rộng lĩnh vực đào tạo gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nông nghiệp, sản xuất bia và công nghệ thực phẩm, y học. Từ năm 1927 đến nay, các nghiên cứu của trường về vật lý, hóa học và y học đã được trao tặng 13 giải Nobel.

Năm 2001, Đại học Kỹ thuật Munich thành lập một trường đại học phụ trợ – Viện Khoa học và Công nghệ Đức (GIST) – TUM Asia ở Singapore, cung cấp một nền giáo dục quốc tế cho sinh viên ở châu Á.

  1. Đại học Heidelberg (hạng 45 thế giới)

Đại học Heidelberg, được thành lập năm 1386, là trường đại học lâu đời nhất ở Đức. Gần 20% sinh viên của trường là du học sinh, đến từ 130 quốc gia trên toàn thế giới. Hơn 1/3 sinh viên quốc tế theo học chương trình tiến sĩ.

Đại học Heidelberg đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu sáng tạo và đóng góp tri thức cho một loạt chuyên ngành. Nhiều chính trị gia, triết gia và nhà khoa học có ảnh hưởng thế giới là cựu sinh viên hoặc từng làm việc tại các viện liên quan của Đại học Heidelberg, trong đó có Max Weber, người sáng lập xã hội học hiện đại và nhà triết học Hannah Arendt.

  1. Đại học Humboldt Berlin (hạng 62 thế giới)

Đại học Humboldt của Berlin được thế giới biết đến bởi uy tín tầm cỡ, mô hình giáo dục được các trường đại học danh tiếng châu Âu và phương Tây công nhận từ thế kỉ 19. Dù nổi tiếng với chất lượng đào tạo tất cả các ngành, Đại học Humboldt đặc biệt xuất sắc về nghệ thuật và nhân văn. Thư viện của trường mở cửa vào năm 1874, là một trong những thư viện rộng lớn nhất tại Đức, chứa khoảng 6,5 triệu cuốn sách cùng hàng nghìn báo và tạp chí. Trong số gần 30.000 sinh viên của trường có khoảng 16% là sinh viên quốc tế. Một số nhân vật có ảnh hưởng nhất của Đức đã theo học hoặc làm việc tại Đại học Humboldt gồm Marx và Engels, Walter Benjamin, Albert Einstein và Max Planck.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

  1. Đại học RWTH Aachen (hạng 79 thế giới)

Đại học RWTH Aachen nằm ở phía Tây thành phố Aachen của Đức, gần biên giới với Bỉ và Hà Lan. Đây là đại học kỹ thuật lớn nhất ở Đức với khoảng 42.000 sinh viên theo học 144 chương trình. Đại học RWTH Aachen là liên minh chiến lược của 4 trường đại học công nghệ hàng đầu ở châu Âu, là thành viên của Mạng lưới các nhà quản lí công nghiệp hàng đầu cho châu Âu.

Dù nổi tiếng nhất trong lĩnh vực đào tạo các ngành kỹ thuật và khoa học tự nhiên, Đại học RWTH Aachen còn là nơi cung cấp các khóa học uy tín về nghệ thuật, nhân văn và dược học.

Bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2018 còn có những cái tên khác của Đức như:

#82. Đại học Freiburg #165. Đại học Wurzburg #251-300. Đại học Bremen
#88. Đại học Free Berlin #173. Đại học Munster #251-300. Đại học Goethe Frankfurt
#92. Đại học Kỹ thuật Berlin #201-250. Đại học Duisburg-Essen #251-300. Đại học Hohenheim
#94. Đại học Tubingen #201-250. Đại học Hamburg #251-300. Đại học Johannes Gutenberg Mainz
#100. Đại học Bonn #201-250. Đại học Kiel #251-300. Đại học Marburg
#113. Đại học Gottingen #201-250. Đại học Konstanz #301-350. Đại học Kỹ thuật Dortmund
#125. Đại học Mannheim #201-250. Đại học Passau #351-400. Đại học Justus Liebig Giessen
#126. Đại học Charité Berlin #201-250. Đại học Postdam #351-400. Đại học Leibniz Hanover
#133. Học viện Kỹ thuật Karlsruhe #201-250. Đại học Ruhr Bochum #401-500. Đại học Greifswald
#145. Đại học Cologne #201-250. Đại học Stuttgart #401-500. Đại học Công nghệ Hamburg
#155. Đại học Kỹ thuật Dresden #201-250. Đại học Kỹ thuật Darmstadt #401-500. Đại học Kaiserslautern
#155. Đại học Ulm #251-300. Đại học Bayreyth #401-500. Đại học Siegen
#162. Đại học Erlangen-Nuremberg #251-300. Đại học Bielefeld #601-800. Đại học Otto von Guericke Magdeburg

Ngoài chất lượng đào tạo của các trường đại học hàng đầu, Đức còn là điểm đến du học của nhiều sinh viên quốc tế bởi những lí do không thể phủ nhận:

  • Miễn học phí: Hiện có 11/16 bang tại Đức đang áp dụng chính sách miễn học phí, sinh viên quốc tế chỉ cần đóng phí hành chính từ 200-500 Euro/ năm.
  • Sinh hoạt phí thấp: Bình quân sinh hoạt phí khoảng 8.000 – 9.000 Euro/ năm (bao gồm tiền thuê nhà, tiền ăn và đi lại), thuộc hàng thấp nhất trong số các quốc gia châu Âu. Sinh viên còn nhận nhiều ưu đãi, hỗ trợ từ chính phủ.
  • Học thêm ngoại ngữ, trải nghiệm văn hóa Đức và các nước lân cận: Tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới với gần 120 triệu người dùng. Du học sinh tại Đức có nhiều cơ hội khám phá đời sống của nước này cũng như nhiều quốc gia khác trong EU nhờ hệ thống giao thông thuận tiện.
  • Cơ hội việc làm rộng mở: Đức nằm trong nhóm các nước dẫn đầu châu Âu về triển vọng sự nghiệp của sinh viên. Quốc gia này cũng được xem là ‘miền đất cơ hội’ với tỉ lệ việc làm cao.

(Theo Times Higher Education)

Chia sẻ bài viết này:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone
zalo
mesenger
backtop